Tổng quan về Đình làng Đà Nẵng
Thành phố (TP) Đà Nẵng trong những năm qua có những phát triển vượt bậc nhờ hạ tầng giao thông đồng bộ, sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tính định hướng đúng đắn trong phát triển đô thị của chính quyển và sự quan tâm thích đáng của người dân. Quá trình đô thị hóa cùng các tác nhân của các vấn đề về đô thị, trong đó có ảnh hưởng đến các công trình di tích lịch sử của TP. Với quan điểm phát triển đô thị sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững… chính quyền đã từng bước điều chỉnh hiệu quả công tác quản lý đô thị, nâng cao nhận thức của người dân và nhất là dành sự quan tâm thích đáng cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương, trong đó có giá trị về không gian văn hóa, kiến trúc Đình làng.
Thành Điện Hải là một di tích lịch sử, văn hóa mang nhiều giá trị về mặt lịch sử. Trải qua gần 200 năm tồn tại, di tích từng chứng kiến nhiều trận đánh lớn của nhân dân ta chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha (giai đoạn 1858-1860) và cả sau này. Thành là biểu tượng cho ý chí quật cường, thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung trong buổi đầu kháng Pháp. Di tích thành Điện Hải mang giá trị tiêu biểu và như một pho sử vàng son trong quá trình hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Tọa lạc tại số 02, đường 2-9, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, bảo tàng là nơi cất giữ, trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm-pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.
Quận Sơn Trà được thành lập vào đầu năm 1997 là một trong tám đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương ngày nay (gồm sáu quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa).