Thời ấy, ở xóm Sa Khê, số người biết chữ Hán cũng tương đối nhiều, chẳng hạn như các ông Tân, Chương, Dưng, Lê Hồng Thị, Đàm Mân. Còn với chữ Quốc ngữ, chỉ có ông Phạm Dương đã học xong lớp 3 nên biết. Trước tình hình đó, bà con xóm Sa Khê bàn nhau mở lớp bình dân học vụ và giao cho ông Phạm Dương đứng lớp dạy vào buổi trưa hàng ngày.
Ngày ấy ở Sa Khê
Trong 2 năm 1946 - 1947, địch liên tục mở các cuộc truy lùng, càn quét vào những làng vùng ven biển như Hà My, Hà Quảng, Hà Lộc, Gia Lộc, Hà Bản của xã Điện Dương, Điện Bàn. Mỗi tháng, địch tổ chức càn lên các địa điểm này một lần, có khi 2 - 3 tháng một lần, gây biết bao tổn thất to lớn, đau thương tang tóc cho nhân dân trong xã.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhờ địa bàn nằm gần cánh rừng Hà My hiểm trở, xóm Sa Khê, làng Hà My (cũ), nay thuộc khối phố Tân Khai, phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn) là cơ sở hoạt động bí mật, là nơi chở che, nuôi giấu cán bộ từ cấp xã đến tỉnh. Chỉ riêng trong giai đoạn 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Sa Khê là căn cứ kháng chiến, là chiếc nôi cách mạng của xã Điện Dương và huyện Điện Bàn ngày ấy.
Nhà thơ Lưu Trùng Dương, thành viên thứ 4 trong gia đình nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ được đặt tên đường tại TP.Đà Nẵng.
Câu trả lời đầy phấn khích của người dân ở các vùng ven Đà Nẵng như Hòa Xuân, Ngũ Hành Sơn, Điện Bàn, Đại Lộc, Hội An khi được hỏi đi đâu cách đây chừng hơn 20 năm về trước. Giờ đây, cụm từ “Đi Đà Nẵng” trở nên quá thông dụng với nhiều người dân ở các địa phương trong cả nước.